Thế nào là khoa học viễn tưởng?

Có thế cũng hỏi, khoa học viễn tưởng là cái kiểu tưởng tượng ra một tương lai xa xôi, khi mà thế giới đã thay đổi và phát triển hơn hiện tại, sáng tạo ra những điều mới mẻ đến không tưởng về mặt khoa học, công nghệ, kĩ thuật. Ví dụ như việc du hành thời gian nè, lên Sao Hỏa sinh sống nè, chế tạo được phòng không trọng lực ngay trên mặt đất nè, hay là tạo ra phòng có trọng lực ngay trong vũ trụ nè,...vv Đó là những chuyện viễn tưởng đó.


Okay, có lẽ không quá khó khăn để hiểu thế nào là viễn tưởng đúng không các bạn? Nhưng có hai kiểu viễn tưởng mà bạn cần làm rõ, đó là Viễn tưởng giới hạn bởi lí thuyết và Viễn tưởng giới hạn bởi kĩ thuật công nghệ.
Trước hết là kiểu Viễn tưởng giới hạn bởi lí thuyết, đó là những điều mà khoa học chưa tìm ra cách thức để thực hiện được nó kể cả về mặt lí thuyết, hoặc điều đó vi phạm một số quy tắc nào đó của vật lí, điều đó xảy ra mâu thuẫn với những gì hiển nhiên mà chúng ta thừa nhận là đúng. Ví dụ như du hành thời gian trở về quá khứ, thậm chí chúng ta còn chẳng biết cách thức để đưa một vật gì đó về quá khứ như thế nào thì làm sao nghĩ tới việc chế tạo một cái máy hoạt động theo nguyên lí để đưa một vật về quá khứ?
Hoặc tạo ra một căn phòng không trọng lực ngay trên mặt đất, thậm chí ta còn chưa biết bản chất của trọng lực là gì thì làm sao chế tạo được cái máy hoạt động theo nguyên lí để loại bỏ trọng lực ở một vùng có trọng lực? Hay tạo ra trọng lực trong môi trường không trọng lực? (không tính tới nguyên lí lợi dụng lực ly tâm quán tính làm trọng lực).
Trước khi một cây đèn điện ra đời, người ta chưa biết tới nguyên lí của điện, chưa hiểu về điện. Khi hiểu về dạng năng lượng là điện và tìm ra nguyên lí để chuyển hóa điện năng thành quang năng, nhiệt năng thì người ta mới chế tạo được cây đèn điện, chế tạo cái máy sưởi hoặc máy phát điện,..vv Nhưng những điều mà ta chưa hiểu bản chất, cũng không tìm ra nguyên lí của nó thì làm sao mà chế tạo ra cái máy hoạt động phục vụ cho điều đó được? Thậm chí có những điều đôi khi còn vi phạm các định luật vật lí, chẳng hạn như việc du hành về quá khứ lại có thể vi phạm luật nhân quả,...vv.

Còn những điều Viễn tưởng giới hạn bởi kĩ thuật công nghệ, những chuyện viễn tưởng này có khi còn chấp nhận được, bởi nó không vi phạm định luật vật lí nào cả, cũng hoàn toàn được hiểu rõ và có nhiều cách thức để thực hiện nó. Ví dụ việc lên Sao Hỏa, chuyện đó bây giờ còn được giới hạn bởi kĩ thuật công nghệ của chúng ta, nhưng không định luật vật lí nào ngăn chúng ta làm chuyện đó, trong tương lai hoàn toàn có thể thực hiện được, cách thức để thực hiện thì quá hiển nhiên rồi.

Vậy là những điều viễn tưởng về mặt lí thuyết là những điều chưa chắc đã làm được. Còn những điều viễn tưởng về công nghệ, kĩ thuật thì hiển nhiên sẽ làm được, và vấn đề chỉ là thời gian.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện tình giữa Trái Đất và Mặt Trăng

Chân trời sự kiện - Sự ngăn cách tuyệt diệu với con người.