Tôn giáo có đối đầu với khoa học?

Tôn giáo có đối đầu với khoa học?


Có nhiều người khẳng định rằng tôn giáo và khoa học đều hướng tới một mục đích chung là giải thích vũ trụ, giải thích thế giới tự nhiên. Vậy tôn giáo và khoa học có hướng tới một đối tượng chung trong vũ trụ để giải thích theo cách riêng của mình không?


 

 





Tôn giáo có giải thích vũ trụ hay không?

Câu trả lời là "có". Tôn giáo có giải thích vũ trụ, có giải thích các đối tượng trong vũ trụ này, và cách giải thích của tôn giáo khác hoàn toàn với khoa học.
Nếu tôn giáo giải thích bằng cảm tính thì khoa học sẽ giải thích bằng lý tính. Tuy nhiên nếu nói về kiến thức và củng cố kiến thức về vũ trụ thì chúng ta nên hướng tới khoa học chứ không phải tôn giáo.

Giải thích thường là mục đích của giả thuyết, hướng tới việc giúp chúng ta hiểu được bản chất của hiện tượng, sự vật, sự việc đã hoặc đang diễn ra trong tự nhiên, trong vũ trụ. Một giả thuyết khoa học thì phải được xây dựng dựa trên cơ sở lý lẽ và suy luận logic, có dẫn chứng, có lập luận,..vv
Đó cũng là những tiêu chuẩn cần đạt được của một giả thuyết khoa học. Thậm chí nếu bạn nêu giả thuyết của bạn để giải thích một hiện tượng, sự vật, sự việc nhưng không đạt đủ những tiêu chuẩn trên hoặc mắc phải các lỗi về mặt logic thì ngay lập tức giả thuyết của bạn sẽ bị bác bỏ và không được xem là một giả thuyết khoa học. Ta có thể xem khoa học ở đây là một tính chất.

Vậy giả thuyết mang tính chất của tôn giáo thì sẽ như thế nào?
 Tôn giáo cũng hướng tới việc giải thích vũ trụ, giải thích sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Nhưng cách giải thích của tôn giáo khác hoàn toàn đối với khoa học. Nếu khoa học là dựa trên phương pháp quan sát, suy luận logic, đem ra dẫn chứng củng cố cho giả thuyết thì tôn giáo lại dựa vào đức tin. Chỉ vậy thôi! Như vậy cách giải thích của tôn giáo có thể nói là không chú trọng đến bản chất của sự thật là gì, không có tính củng cố kiến thức.

Ngay bây giờ tôi có thể lấy dẫn chứng rằng: Hầu hết mọi hiện tượng trong tự nhiên, vũ trụ đều được giải thích bởi các giả thuyết mang tính chất của khoa học, và đều có thể kiểm chứng bằng thí nghiệm khoa học. Ví dụ việc các hành tinh quay quanh Mặt Trời có thể giải thích bằng cơ học cổ điển, bằng các định luật vật lý của Newton, nhưng không một tôn giáo nào giải thích được điều đó.

Sự giải thích của khoa học thường hướng tới những hiện tượng, sự vật, sự việc trong vũ trụ, tự nhiên mà chúng ta có thể ghi nhận rõ ràng, tai nghe mắt thấy, hoặc mô tả cụ thể. Còn sự giải thích của tôn giáo thì lại hướng tới những điều không thuộc phạm trù của khoa học.
Ví dụ, khoa học giải thích một cách lý tính sẽ giải thích được nguyên nhân để hiện tượng này xảy ra là gì. Sau khi tìm được ra nguyên nhân của hiện tượng đó thì khoa học lại phải tìm nguyên nhân trước đó để nguyên nhân này xảy ra là gì. Nói cách khác, theo quy luận nhân quả, sẽ phải có nguyên nhân trước đó để dẫn tới kết quả này, vậy thì nguyên nhân đầu tiên cho mọi kết quả là gì? Khoa học chỉ tìm được tới nguyên nhân đầu tiên cho sự khai sinh vũ trụ là Bigbang, còn trước Bigbang là gì  thì lại không thuộc phạm trù của khoa học nữa. Đó là sẽ là nhiệm vụ của tôn giáo. Dĩ nhiên sẽ tùy vào mỗi tôn giáo mà thôi, tôn giáo này thì bảo thần thánh này khai sinh vũ trụ, tôn giáo kia sẽ bảo ông nọ bà kia khai sinh vũ trụ. Đó là lời giải thích theo cảm tính của tôn giáo.

Hiện nay có khá nhiều bạn còn hay tranh cãi với nhau về chuyện tôn giáo và khoa học, nhưng thực sự thì hai phạm trù này không hề đối lập hay phản bác nhau. Có một số nguyên nhân chính khiến nhiều bạn theo hai trường phái này còn mâu thuẫn với nhau như sau:

Các bạn theo chủ nghĩa vô thần thường xúc phạm đức tin của những bạn theo tôn giáo, dùng khả năng tư duy logic bác bỏ những giả thuyết mang tính tôn giáo nhưng không thuộc phạm trù khoa học. Tôi gọi đây là những lời phản biện thừa thãi, không cần thiết. Vì như đã nói, giả thuyết của tôn giáo là giả thuyết của cảm tính, không phải giả thuyết mang tính khoa học, nếu đem lý lẽ khoa học để phản thì đó là hành động vô thưởng vô phạt, chả có tác dụng gì cả. Thay vì làm như vậy các bạn chỉ nên quan tâm tới các phát biểu thuộc phạm trù khoa học nhiều hơn.

Các bạn theo tôn giáo lại thường ghét chủ nghĩa vô thần. Đó là quan điểm hết sức ngu ngốc, một phần cũng được tuyên truyền bởi những tên cha đạo vô liêm sỉ, tuyên truyền sai lệch tư tưởng tôn giáo. Vì vậy nên những bạn theo tôn giáo trở nên có xu hướng áp đặt đức tin của bản thân vào người khác. "mày không tin thì mày là đồ tồi".

Bên cạnh đó, một số bạn tôn giáo lại còn đem những lý luận hết sức cùn trơ cùn trẽn để phản bác các giả thuyết mang tính khoa học, trong khi lời phản biện lại không khoa học tí nào, mang đầy tính chất chủ quan. Nếu muốn phản biện các giả thuyết đó thì đòi hỏi bạn cũng cần phải "khoa học hóa", "logic hóa" lý lẽ của bạn, gạt bỏ đức tin tôn giáo sang một bên rồi bước vào một sân chơi thật khoa học.

Hoàng Chay-14/11/2017

Email phản ánh: hoangbom09@gmail.com



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện tình giữa Trái Đất và Mặt Trăng

Chân trời sự kiện - Sự ngăn cách tuyệt diệu với con người.